Cách nuôi chó Husky Siberian dành cho người mới bắt đầu vô cùng chi tiết
Những chú chó Husky Siberian vô cùng oai vệ và thông minh. Bạn đang băn khoăn liệu cách chăm sóc anh bạn to lớn này có khó hay không. Cùng Yeucho.net tìm hiểu về cách nuôi chó Husky Siberian từ A đến Z cực kì đơn giản nhé.
1. Tổng quan về chó Husky Siberian
1.1. Nguồn gốc xuất xứ
Chó Husky Siberian hay thường gọi là chó Husky Sibir, có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Siberia nước Nga. Nơi đây được mệnh danh là một trong những nơi lạnh lẽo nhất thế giới. Những chú Husky Siberian này được người Chukchi lai tạo và huấn luyện từ 3000 năm trước. Thời gian này, chúng được dùng để kéo xe vận chuyển hàng hóa trong thời tiết khắc nghiệt.
Năm 1908, chúng xuất hiện ở Mỹ, đặc biệt là vùng Alaska. Chúng trở thành lực lượng chuyên chở chính ở nơi đây. Đến năm 1930, chó Husky Siberian được hiệp hội chó giống Hoa Kỳ đặt tên là “Husky Bắc Cực”. Năm 1991, chúng được đổi tên chính thức thành “Husky Sibir”, với ý nghĩa là giống chó đến từ vùng Siberian.
Ngày này, giống chó này trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Chúng không chỉ làm nhiệm vụ chuyên chở mà còn trở thành thú cưng. Tại Việt nam, rất nhiều người đã chọn nuôi chó Husky Siberian để bầu bạn.
1.2. Đặc điểm nổi bật
1.2.1. Ngoại hình
Husky Siberian là giống chó có kích thước khá lớn. Chiều cao trung bình từ 53 đến 55cm, cân nặng dao động từ 20 đến 25kg. Husky đực có thân thân hình lớn hẳn hơn so với Husky cái. Bạn hãy chú ý điểm này khi chọn nuôi chó Husky Siberian.
Do có nguồn gốc từ xứ lạnh, lông của Husky Siberian rất dày. Bộ lông này gồm có 2 lớp. Lớp bên trong ngắn, mềm với tác dụng giữ nhiệt. Lớp bên ngoài dài và cứng hơn như một bộ giáp chống thấm nước. Lông Husky Siberian có khá nhiều màu sắc: trắng, đen, xám, nâu, và màu “agouti” quý hiếm.
Một điểm nổi bật của Husky Siberian là đôi mắt xếch, toát lên vẻ hoang dã như những con sói. Màu mắt Husky Siberian rất đa dạng: xanh da trời, hổ phách, xanh lá cây, nâu… Chính đôi mắt có phần lạnh lùng, hoang dại này đã tạo nét nét cuốn hút riêng chu Husky Siberian. Đôi mắt này kết hợp với biểu cảm khuôn mặt mà chúng còn được gọi là “Husky ngáo”. Ngày càng nhiều người chọn nuôi chó Husky Siberian bởi biểu cảm của chúng.
1.2.2. Tính cách
Husky Siberian vô cùng thông minh và trung thành. Chúng được xếp hạng 45 trong danh sách những giống chó thông minh nhất thế giới. Vậy nên chúng rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Ngoài ra, Husky Siberian còn có tập tính sống theo bầy đàn. Vậy nên khi bạn nuôi chúng từ nhỏ, chúng sẽ coi bạn là con đầu đàn và tuân theo mệnh lệnh của bạn.
Husky Siberian cũng sống rất tình cảm. Chúng đặc biệt gắn bó với bạn và gia đình, kể cả là trẻ em. Chúng cũng luôn sẵn sàng chia sẻ thức ăn và bảo vệ bầy đàn của mình. Cũng chính về đặc tính này mà chúng sẽ trở nên hung dữ nếu nhận ra kẻ muốn tấn công chủ nhân, hay tranh giành đồ ăn, địa bàn của chúng.
Ngoài ra, Husky Siberian cũng rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Chính vì vậy mà chúng thường được giao nhiệm vụ kéo xe trong trời tuyết, băng giá. Bên cạnh đó, Husky Siberian còn có biệt danh là “bậc thầy đào tẩu”. Chúng rất giỏi đào hầm để trốn đi chơi. Vào thời điểm trưởng thành, Husky Siberian có thể trốn đi để tìm bạn tình.
2. Cách nuôi chó Husky Siberian
2.1. Thức ăn cho chó Husky Siberian
Chó Husky Siberian từ 1 đến 2 tháng tuổi: Chuẩn bị thức ăn cho những bé Husky Siberian con trong giai đoạn này đòi hỏi khá nhiều công sức. Bạn nên cho Husky ăn các món mềm như cháo, sữa. Vì các bé hầu hết chưa mọc răng và hệ tiêu hóa còn kém. Các loại đồ ăn cứng và xương nên được hạn chế. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ thành 4,5 bữa một ngày. Như vậy, cún có thể tiêu hóa dễ dàng hơn. Không nên để các bé ăn quá no.
Chó Husky Siberian từ 3 đến 6 tháng tuổi: Lúc này, cơ thể Husky Siberian đã phát triển nhiều hơn. Chúng đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao hơn giai đoạn trước. Bạn có thể bổ sung protein qua các món cá, thịt, trứng… Hãy cho Husky Siberian ăn chín để đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng nên bổ sung chất xơ từ rau để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Chó Husky Siberian từ 6 tháng tuổi trở lên: Husky Siberian lúc này cơ thể đã phát triển khá toàn diện, vậy nên, bạn cũng không cần quá cầu kỳ chăm sóc. Bạn nên giảm số bữa trong ngày xuống 2 đến 3 bữa. Lúc này, bạn có thể cho Husky Siberian ăn xương hoặc đồ cứng để luyện cơ hàm. Hãy kiểm soát lượng dinh dưỡng để Husky Siberian không bị béo phì khi nuôi chó Husky Siberian nhé.
2.2. Những lưu ý khi nuôi chó Husky Siberian ở Việt Nam
2.2.1 Điều kiện khí hậu
Vốn đến từ môi trường lạnh giá khắc nghiệt, Husky Siberian quen với cái lạnh âm độ. Vậy nên, nhiệt độ ở Việt Nam là tương đối khác lạ với chúng.
Khi chọn nuôi chó Husky Siberian, bạn nên bắt đầu từ mùa thu, đông. Vì khi này nhiệt độ đã giảm nhiều, chó Husky Siberian con sẽ dễ thích ứng hơn.
Bạn cũng nên hạn chế để Husky Siberian ra ngoài khi quá nắng nóng. Việc cắt tỉa lông và tắm thường xuyên cũng đem lại hiệu quả.
2.2.2. Không gian sống
Husky Siberian là giống chó lớn và khá năng động, thích chạy nhảy. Vậy nên khi nuôi chó Husky Siberian, bạn nên cân nhắc. Chúng sẽ khá khó thích nghi với không gian kín, chật hẹp.
Nếu nhà bạn quá nhỏ, hãy cố gắng đưa Husky Siberian ra ngoài đi dạo hàng ngày. Việc này không chỉ giúp chúng bớt ngột ngạt, mà còn giúp chúng tập thể dục.
3. Chăm sóc cho chó Husky Siberian
3.1. Chăm sóc lông cho chó Husky Siberian
Lông của Husky Siberian không quá dài hay dày, nên việc chăm sóc sẽ không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi nuôi chó Husky Siberian, bạn vẫn nên lưu tâm đến bộ lông của chúng. Bạn nên tắm gội và cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên. Việc này giúp lông mượt và ít rụng hơn. Nó cũng giúp loại trừ các loại rận, ve, ký sinh trùng trên da.
3.2. Tập thể dục
Husky Siberian vốn rất ưa chạy nhảy. Bạn hãy cho cún vận động thường xuyên để chúng được thoải mái. Nếu bị nhốt quá lâu, chúng có thể nổi loạn, quậy phá nhà bạn.
Việc tập thể dục còn giúp Husky Siberian đốt cháy mỡ thừa, tránh béo phì. Nó cũng giúp xương chúng chắc khỏe hơn. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng giảm xuống.
4. Cách huấn luyện chó Husky Siberian
4.1. Huấn luyện chó Husky Siberian đi vệ sinh
Bước 1: Xác định trước một khu vực ở ngoài ngôi nhà cho chó đi vệ sinh. Chuẩn bị sẵn thau cát hay chậu để Husky Siberian đi vệ sinh.
Bước 2: Cố định thời gian ăn uống trong ngày. Bạn sẽ kiểm soát được thời gian Husky Siberian đi vệ sinh.
Bước 3: Khi chó có biểu hiện muốn đi vệ sinh, bạn dắt chó đến khu vực đã xác định. Cố gắng giữ chó ở khu vực đó.
Bước 4: Xoa đầu, khen thưởng sau mỗi lần chó đi vệ sinh đúng chỗ.
Bước 5: Lặp lại bài tập nhiều lần để Husky Siberian quen thuộc.
4.2. Huấn luyện chó Husky Siberian luôn đi bên cạnh
Sẽ rất là nguy hiểm nếu những chú Husky Siberian chạy nhảy lung tung khi đi dạo ngoài đường. Vì vậy, hãy xây dựng thói quen luôn đi cạnh chủ cho chó cưng của bạn.
Bước 1: Chuẩn bị dây xích và vòng cổ để dễ dàng huấn luyện hơn.
Bước 2: Tìm nơi yên tĩnh, ít người qua lại để Husky Siberian có thể tập chung hơn trong quá trình huấn luyện.
Bước 3: Bạn đứng bên phía trái của Husky Siberian, để chúng đứng yên bình tĩnh.
Bước 4: Bắt đầu di chuyển cùng chó. Khi chó đi chậm, hãy kéo dây, hô “đi nhanh” để chó đi ngang bạn. Nếu chó đi nhanh, hãy giật nhẹ dây lại, hô “đi chậm”.
Bước 5: Khen “tốt” nếu chó hợp tác làm theo khẩu lệnh. Thực hiện nhiều lần để Husky Siberian ghi nhớ.
5. Những bệnh thường gặp khi nuôi chó Husky Siberian
Husky Siberian là giống chó khá khỏe mạnh, chịu được thời tiết giá lạnh. Hầu hết chúng hay mắc các bệnh về mắt hoặc tiêu hóa cần lưu ý khi nuôi chó Husky Siberian. Những bệnh về mắt thường gặp như: đục thủy tinh thể, teo võng mạc, sụp mí…. Một số bệnh di truyền về xương như loạn sản xương hông. Do chế độ ăn uống, đôi khi chúng cũng mắc một số bệnh về tiêu hóa. Bạn cũng nên để ý về việc tẩy giun sán khi nuôi chó Husky Siberian.
Ngoài ra, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm khác là bệnh dại. Husky Siberian rất dễ mắc phải bệnh này nếu không được tiêm phòng dại. Bạn hãy nhớ định kỳ tiêm phòng dại là 1 lần/ năm khi nuôi chó Husky Siberian nhé.
Trên đây là những chia sẻ của Yeucho.net vô cùng chi tiết và đơn giản về cách nuôi chó Husky Siberian. Trân thành cảm ơn sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của quý độc giả. Hy vọng bạn sẽ có một chú Husky Siberian thật khỏe mạnh và thông minh.