Cách nuôi chó Komondor đúng kỹ thuật, khỏe mạnh, mau lớn
Với ngoại hình to lớn, bộ lông độc lạ, những chú chó Komondor hẳn khiến bạn vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều người lại băn khoăn không biết chăm sóc những chú chó này có khó hay không. Hãy cùng Yeucho.net khám phá cách nuôi chó Komondor hiệu quả nhé!
1. Tổng quan về chó Komondor
1.1. Nguồn gốc xuất xứ
Chó Komondor hay còn được gọi vui với cái tên chó “giẻ lau nhà” có nguồn gốc từ đất nước Hungary xinh đẹp. Đây là một trong những giống chó cổ xưa nhất của Hungary, xuất hiện cách đây gần 1000 năm. Tổ tiên của chú cún Komondor chính là dòng chó Ngao Tây Tạng Tibetan Mastiff và giống chó Nga Ovcharka. Komondor nhận được nhiệm vụ bảo vệ đàn cừu khỏi những con thú ăn thịt.
Năm 1933, Những chú Komondor được đưa đến Mỹ. Sau 4 năm, chúng đã được Hiệp hội chó giống Mỹ công nhận là giống chó thuần chủng trên thế giới. Vào chiến tranh thế giới thứ hai, giống chó này đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Sau khi chiến tranh kết thúc, những người yêu chó đã cố gắng lai tạo và bảo vệ giống chó này. Tuy nhiên, việc lai tạo khá phức tạp, vì vậy, những chú Komondor hiện này vẫn còn khá hiếm.
1.2. Đặc điểm nổi bật
1.2.1. Thân hình
Komondor có vẻ ngoài to lớn vô cùng uy nghi và dũng mãnh. Những chú cún này có chiều cao rất ấn tượng. Con đực trưởng thành cao 69,8cm, con cái là 64,7cm. Mặc dù vậy, phần khung xương của chúng khá mỏng nên cân nặng của chúng cũng nhẹ hơn nhiều những loại chó khác có cùng kích thước, trung bình con đực nặng khoảng 45kg và con cái là 37kg.
Những chú cún Komondor có bước đi vô cùng oai vệ với 4 chiếc chân to như 4 cái cột chắc khỏe. Chiếc đầu to cân xứng với cơ thể chúng.
1.2.2. Bộ lông
Bộ lông chính là phần nổi bật nhất trên cơ thể các chú chó Komondor. Với những chú Komondor trưởng thành, lông chúng có thể dài đến 90cm, vì vậy, nhiều người gọi chúng là chó “giẻ lau nhà”. Lông của Komondor có hai lớp. Lớp ngoài dài, lông trong là lông tơ ngắn. Với màu trắng ngà hay trắng xám, bộ lông này giúp Komondor ngụy trang rất tốt. Do chúng phụ trách trông coi đàn cừu, nên với bộ lông này, Komondor dễ dàng lẩn trốn vào đàn cừu để canh chừng mà không sợ bị phát hiện. Bộ lông đặc biệt này cũng là lý do khiến nhiều người nuôi chó Komondor để bầu bạn.
1.3. Tính cách
Komondor là giống chó hiền lành và thân thiện. Chúng có tính độc lập cao, ý thức trách nhiệm rất tốt. Chúng có thể chung sống hòa thuận với động vật khác. Đặc biệt, chúng rất gắn bó với chủ thân và quấn quýt với trẻ em
Vì xuất thân ở những đồng cỏ rộng lớn, Komondor rất năng động và khỏe mạnh. Chúng cực kì thích chạy nhảy và đùa nghịch. Chúng cũng có bản năng canh gác và trông coi vô cùng dũng cảm.
Tuy nhiên, Komondor rất nhạy cảm với sự vật xung quanh và tính đề phòng rất cao. Vì vậy, chúng có thể trở nên hung dữ hơn với những người lạ. Ý thức bảo vệ lãnh thổ của Komondor cũng rất tốt.
Xem thêm: Cách huấn luyện chó Komondor đảm bảo ngoan ngoãn, nghe lời chủ dạy
2. Cách nuôi chó Komondor
2.1. Môi trường sống
Với bản tính mạnh mẽ, Komondor rất thích chạy nhảy và khám phá mọi nơi. Vậy nên, không gian sống thích hợp với chúng nhất là nơi sạch sẽ, thoáng mát và tương đối rộng rãi. Vì vậy bạn cần chuẩn bị cẩn thận trước khi chọn nuôi chó Komondor.
2.2. Chế độ ăn uống của chó Komondor
Loài chó Komondor rất dễ bị béo. Chính vì vậy, bạn cần cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của chúng, tránh cho Komondor ăn quá nhiều chất đạm, chất béo. Bạn cũng nên cố định thời gian các bữa ăn để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi nuôi chó Komondor. Bạn hãy chuẩn bị những chiếc cốc đo hay cân để xác định lượng thức ăn hằng ngày cho chó cưng.
Bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y để có chế độ ăn uống, chất dinh dưỡng phù hợp với người bạn 4 chân này.
2.3. Các vấn đề sức khỏe
Komondor có sức khỏe khá tốt và dẻo dai. Tuy nhiên, chúng có thể mắc một số bệnh lý về xương, da và mắt.
Do bộ lông dài và dày, cơ thể Komondor là nơi lý tưởng cho các loại bọ ngứa hay nấm bệnh phát triển. Các bệnh về da thường gặp như: Bệnh nấm, viêm da demodex hay bệnh ký sinh trùng như bọ chét, rận.
Một vấn đề về mắt hay bắt gặp ở các chú chó Komondor là quặn mi. Vấn đề này thường được thấy rõ khi các bé Komondor được sáu tháng tuổi. Mí mắt của chúng bị quặn vào trong, gây tổn thương nhãn cầu. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật khi chó đã trưởng thành.
2.4. Chăm sóc lông
Với bộ lông dày và dài này, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật khi chăm sóc. Nếu xác định nuôi chó Komondor, bạn cần dành nhiều thời gian cho bộ lông của chúng. Komondor cần được chải lông hàng ngày để lông mượt mà. Khi tắm, hãy lưu ý dùng các loại sữa tắm chuyên dụng cho chó. Bạn hãy tắm thật kỹ cho chúng, sấy hoặc lau khô ngay sau khi tắm xong. Việc này giúp chú cún Komondor sạch sẽ, loại bỏ được các loại ký sinh trùng và hạn chế các bệnh về da.
3. Giá thành của chó Komondor
Do là một giống chó thuần chủng, thân hình to lớn và khá hiếm nên giá thành của Komondor khi về Việt Nam khá cao. Ngoài ra, do chi phí vận chuyển từ Châu u nên giá thành cũng thường xuyên dao động. Một em Komondor thông thường có giá thành 27 đến 44 triệu đồng.
4. Ai phù hợp để nuôi chó Komondor
Những chú Komondor vốn xuất thân từ các nông trại, nên chúng rất ưa không gian rộng lớn để chạy nhảy, nô đùa. Thêm cả thân hình to lớn, đồ sộ và ưa khám phá những ngóc ngách. Vậy nên, việc nuôi Komondor trong một căn hộ nhỏ hay không gian chật hẹp là hơi khó khăn. Những chú chó này sẽ thích sống ở vùng quê rộng rãi hơn. Ngoài ra, những gia đình có chăn thả gia súc hay có trang trại, nuôi chó Komondor sẽ vô cùng hữu ích.
Loài chó này cũng có tính cách độc lập rất cao. Chúng ưa sự tự do, hoang dã. Vì vậy, việc huấn luyện loại chó này gặp khá nhiều khó khăn. Đôi khi, chúng sẽ ương bướng và không chịu nghe lời bạn. Chính vì vậy, nếu bạn thích một chú chó mạnh mẽ, độc lập thì nuôi chó Komondor là lựa chọn hàng đầu.
Trên đây là những chia sẻ của Yeucho.net về cách nuôi chó Komondor đảm bảo hiệu quả và thành công. Trân thành cảm ơn sự quan tâm và ý kiến đóng góp của quý độc giả. Chúc bạn có một bé cún Komondor thật khỏe mạnh và ngoan ngoãn.